Nếu người miền Trung có món dưa món thì người miền Bắc có món hành muối, và người miền Tây lại có món tôm khô củ kiệu. Hôm nay, BiTi Food sẽ bật mí đến bạn 2 cách làm món tôm khô ăn với củ kiệu cực chuẩn vị người miền Tây mà ai cũng có thể làm đãi khách mỗi khi có dịp bạn nha.
2 Cách làm tôm khô củ kiệu thông dụng
Không chỉ vào dịp lễ tết bạn mới ăn món tôm khô củ kiệu, mà bất cứ khi nào có dịp hay thèm bạn đều có thể tự tay làm ngay tại nhà mà không cần phải mua đâu nhé. Mà hương vị cũng như cách làm không quá khó như bạn tưởng đâu nè. Cùng bắt tay vào làm thử thôi bạn ơi!
Với món tôm khô củ kiệu này, nguyên liệu củ kiệu ngâm bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm tại nhà. Nếu bạn nào muốn tự tay làm món kiệu ngâm chua ngọt thì có thể tham khảo theo công thức như sau:
- Bước 1: Sơ chế kiệu
Kiệu sau khi mua về, các bạn ngâm kiệu với nước muối trong ít nhất 8 tiếng để rửa cho sạch và cũng như để khử bớt vị hăng của kiệu. Sau đó bạn lấy kiệu ra và rửa thật sạch nhiều lần với nước.
Sau khi rửa xong, các bạn chuẩn bị 1 thau nước khác và cho 1 viên phèn chua vào, tiếp tục cho kiệu vào ngâm thêm ít nhất là 4 tiếng nữa để kiệu khi muối được trắng và giòn, bảo quản được lâu hơn.
Sau khi ngâm xong thì bắt đầu cắt rễ, cắt phần chân và lột vỏ. Lột vỏ xong thì bạn đem kiệu đi rửa thật nhiều lần với nước sạch.
Lưu ý: Phần rễ và phân chân thì bạn cắt sát vừa đủ thôi chứ không được cắt phạm vào thịt kiệu nếu không khi muối kiệu sẽ bị mềm.
- Bước 2: Phơi nắng
Bạn cho kiệu ra rổ, mành tre hoặc khay lớn, trải đều rồi đem đi phơi ở bóng mát khoảng 4 – 5 tiếng cho kiệu ráo nước là được
Lưu ý: Không phơi ở ngoài nắng ngắt vì nhiệt độ cao ngoài nắng dễ làm cháy lớp bên ngoài của kiệu, vừa làm mất đi lượng nước khi muối sẽ không ngon, nhớ là khi phơi nhớ dùng một tấm vải mùng hay đồ đậy để tránh bụi.
- Bước 3: Ướp đường
Sau khi phơi kiệu xong, sẽ tiến hành ướp đường cho kiệu. Cứ đổ một lớp kiệu vào tô trước, sau đó đến một lớp đường mỏng, tiếp tục là một lớp kiệu, rồi lại một lớp đường, làm cho đến khi hết lượng kiệu thì bọc màng bọc thực phẩm lại, chờ cho đến khi đường tan hết.
Sau khi đường tan hết thì bạn sẽ vớt củ kiệu ra riêng, phần nước đường này sẽ dùng để nấu nước ngâm kiệu.
- Bước 4: Nấu nước giấm
Bạn cho 300ml giấm vào nồi, cho thêm 250ml nước đường đã ngâm kiệu lúc nãy cùng 300gr đường vào nồi, đun cho đến khi hỗn hợp tan hết thì tắt bếp, để cho thật nguội.
Lưu ý: Muối kiệu thì các bạn nên chọn giấm nuôi để muối thì sẽ ngon hơn là giấm công nghiệp nhé. Đường tùy thích ngọt hay không có thể điều chỉnh giảm hoặc tăng lên.
- Bước 5: Muối kiệu
Bạn xếp kiệu từng lớp lớp vào lọ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp nước ngâm kiệu vào, đậy nắp thật kín và chờ khoảng 2 – 3 ngày là kiệu có thể ăn được rồi.
-
Cách làm món tôm khô củ kiệu thông thường
Với cách làm món tôm khô củ kiệu thông thường này bạn chỉ cần làm theo những hướng dẫn sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: 150gr củ kiệu muối, 100gr tôm khô
Cách làm tôm khô củ kiệu:
- Bước 1: Ngâm tôm khô
Rửa qua phần tôm khô đã chuẩn bị, sau đó ngâm tôm ngập trong nước (nên chọn nước ấm sẽ nhanh mềm hơn) cho tôm mềm thì vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Trộn tôm khô
Bạn cho phần tôm ngâm đã ráo nước vào 1 cái tô vừa đủ, lấy phần nước ngâm củ kiệu trộn đều cho tôm ngấm gia vị chua ngọt và được mềm hơn nữa kho ăn. Khi thấy tôm mềm thì bạn vớt tôm ra.
- Bước 3: Thành phẩm tôm khô củ kiệu
Bạn lấy 1 cái dĩa vừa đủ, cho phần củ kiệu xếp đều quanh đĩa, để trống phần giữa đĩa để bày tôm khô vào, sau đó rưới 1 chút nước ngâm kiệu lên trên là có thể thưởng thức.
Lưu ý: Tùy khẩu vị mỗi gia đình, có thể trộn thêm đường vào phần nước ngâm củ kiệu rồi trộn đều lên tôm.
-
Cách làm món tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo
Cách làm món tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo có hương vị khá là lạ hơn so với cách làm dưa kiệu tôm khô ở trên, nhưng cách làm cũng cực kỳ đơn giản, không quá cầu kỳ như bạn nghĩ.
Và cách làm món tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo cũng có cách làm tương tự như món trên, khác đôi chút ở nguyên liệu trứng bắc thảo mà thôi. Cùng xem chi tiết hướng dẫn như sau bạn nhé:
Chuẩn bị nguyên liệu: Tôm khô 200 gr, Củ kiệu 200 gr, Trứng bắc thảo 3 quả
Cách làm món tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo:
- Bước 1 và 2 làm tương tự như cách trên
- Bước 3: Luộc trứng
Lấy trứng bắc thảo bỏ vỏ trấu rồi ngâm và rửa sạch. Sau đó, luộc trứng trong vòng 15 – 20 phút. Cuối cùng đem lột vỏ và chẻ múi cau.
Lưu ý: Nếu bạn ăn sống được trứng thì có thể không cần phải luộc trứng.
- Bước 4: Thành phẩm
Bạn xếp tôm khô, củ kiệu và trứng bắc thảo ra đĩa. Hoặc bạn cũng có thể trộn lẫn tôm khô với củ kiệu rồi bày trứng xung quanh.
Món ăn của bạn đã hoàn thành. Giờ thì bạn chỉ cần kiếm thêm ít rượu và dùng món ăn làm đồ nhắm là có thể có một bữa nhậu vui vẻ rồi.
Những lưu ý khi làm và bảo quản tôm khô dưa kiệu
Khi làm món tôm khô dưa kiệu, thì bạn cần lưu ý những điều sau để có hương vị thơm ngon, lại bảo quản được lâu:
Tôm khô nên chọn loại tôm khô đã bóc vỏ, bỏ đầu để món ăn dễ biến nhanh hơn. Tôm khô do ăn trực tiếp nên nhớ luộc chín trước khi ngâm với nước lạnh, còn không ngâm nước ấm. Tôm khô củ kiệu có thể ăn kèm với cà rốt, dưa leo và rau thơm tùy theo sở thích của mọi người.
Sau khi làm xong thì bạn nên thưởng thức ngay vì vừa giữ được độ giòn, tôm khô thấm vị mà không bị mềm. Nếu ăn không hết bạn có thể bảo quản tủ lạnh. Bạn cho vào hộp kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản trong 2 – 3 ngày.
Hy vọng với những bí kíp về cách làm tôm khô củ kiệu như trên, bạn có thể hoàn thành ngay được món đồ nhắm hấp dẫn và thơm ngon này. Chúc bạn thành công.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm tôm khô Cà Mau chất lượng, giá tốt tại link ở ngay dưới đây nhé ạ!
Link tham khảo: Tôm Khô Đất Sinh Thái Cà Mau Organic Tài Thịnh Phát Hộp 200gr
Link tham khảo: Tôm Khô Thẻ Thiên Nhiên Cà Mau Tài Thịnh Phát Hộp 200gr
Pingback: 7 Gợi Ý Tôm Khô Cà Mau Nấu Gì Ngon? - BiTi Food
Pingback: Tôm Khô Ăn Liền Những Sự Thật Ít Người Biết Khi Ăn - BiTi Food