Có lẽ không ít lần bạn đã nghe tới các cụm từ mực khô câu, mực khô cào. Vậy làm thế nào để phân biệt mực khô câu và cào chính xác nhất? hay sự khác nhau của 2 loại mực khô này như thế nào? Hãy cùng giải mã với các thông tin được chia sẻ dưới đây bạn nhé!
Vì sao cần phân biệt mực khô câu và mực khô cào?
Việc biết cách phân biệt mực khô câu và mực khô cào sẽ bạn có thể lựa chọn được cho mình đúng loại khô mực mà mình đang cần nhất bạn nhé! Cụ thể, vì sao cần phân biệt mực khô câu và cào thì như sau:
-
Đầu tiên, đó chính là về giá cả
Sự phân biệt mực khô câu và mực khô cào bởi vì giá cả của 2 loại này sẽ là khác nhau, nếu không phân biệt bạn sẽ rất dễ mua nhầm. Mực khô câu tay được đánh bắt ngoài tự nhiên, nên số lượng cũng như sản lượng sẽ không được ổn định, tốn thời gian và chi phí hơn rất nhiều so với mực khô cào, chính vì vậy, mà giá thành phẩm khi phân biệt khô mực câu cũng cao hơn rất nhiều so với mực khô cào.
-
Thứ hai, đó chính là hương vị
Khi phân biệt mực khô câu và cào sẽ có sự khác nhau rất lớn về hương vị. Mực khô loại câu khi ăn sẽ có vị ngọt, đậm đà hơn so với mực khô cào khá nhiều. Khi nướng chín, khô mực câu có mùi thơm, vị ngon ngọt và đậm đà hơn hẳn các loại mực khô khác.
-
Cuối cùng, đó chính là chất lượng
Chất lượng là điểm phân biệt mực khô câu và cào khá rõ rệt nhất. Mực khô câu phần lớn là mực tươi, ngon, đảm bảo hơn rất nhiều so với mực khô cào. Khi bắt bằng hình thức cào thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng bởi độ tươi, bề ngoài nên chất lượng sẽ không được ngon, tươi như khô mực câu.
Mặt khác, mực khô câu thường có thân mình dày, dáng đẹp, thịt mềm hơn mực khô cào.
Cách phân biệt mực khô câu và cào như thế nào?
Cách phân biệt mực khô câu và cào khá là đơn giản, bạn có thể phân biệt chúng bằng mắt thường hoặc thông qua những thông tin về cách làm khô mực, cách phơi khô mực cũng như hình dáng bên ngoài, chất lượng bên trong.
-
Khô mực câu
Khô mực câu là loại mực sinh sống gần bờ hoặc xa bờ, những con mực này hay đi rong, không ở yên một chỗ, ngư dân muốn đánh bắt những con mực này hay dùng bằng câu nên gọi đó là mực câu, sau khi phơi khô được gọi là mực khô câu.
Cách làm khô của mực câu: mực sau khi được câu lên sẽ được ngư dân bảo quản rất cẩn thận để giữ độ tươi ngon nhất. Mực sẽ được làm sạch, mổ bụng khi còn sống, loại bỏ phủ nội tạng mực, túi mực rồi đem phơi ngay trên ghe.
Cách phơi khô mực câu: có hai cách phơi mực đó là phơi trên phiên hoặc phơi treo. Đối với mực câu để không bị trầy lớp da, ngư dân thường sử dụng phương pháp phơi treo.
Hình dáng bên ngoài: mực khô câu được phơi treo nên trông da mực đẹp tự nhiên và thẳng hơn. Mực được phơi ngay khi câu lên, nên thân mực dày và đẹp hơn.
Chất lượng: Phân biệt mực khô câu và cào dễ nhất có thể nói về chất lượng. Do được làm khô ngay khi vừa được đánh bắt lên nên mực khô câu sẽ đảm bảo được độ tươi ngon, tự nhiên nhất định, đồng thời có bề ngoài thân mực thẳng đẹp và mình dày hơn mực cào. Vì vậy, giá khô mực câu thường cao hơn mực khô cào tùy nơi bán. Khi nướng ăn mực câu có vị ngọt, đậm đà hơn mực cào.
-
Khô mực cào
Khô mực cào là loại mực thường sinh sống ở những vùng nước sâu gần bờ hoặc xa bờ. Những con mực này chỉ sống tập trung tại một chỗ ít bơi lội, nên ngư dân đánh bắt bằng cách thả lưới nên gọi là mực cào. Chính bởi hình thức đánh bắt bằng lưới (hay gọi là cào) này và do đánh bắt chung với các loại hải sản khác của biển nên những con mực này thường bị trầy xước da và thân mỏng hơn mực câu.
Mỗi lần ngư dân thả lưới xuống biển thì phải để khoảng 5 đến 6 giờ mới kéo lên, nên mực sau khi kéo lên mặt nước thường đã chết, da mực thường bị trầy xước, thân mình mỏng hơn mực câu và khi phơi khô có hình dáng không đẹp như mực câu.
Cách làm khô của mực cào: Mực cào lên trên mặc nước thường đã chết, không phải mực sống mới như mực câu. Mực khô cào thường làm từ mực đã đông đá, nhưng phần lớn vẫn giữ được độ tươi. Khi ngư dân mang về thường bắt đầu làm sạch, xẻ bụng loại bỏ nội tạng và đem phơi.
Cách phơi khô mực cào: vì mực cào thường được đánh bắt với số lượng nhiều nên ngư dân thường chọn cách phơi phiên cho loại mực này.
Hình dáng bên ngoài: mực khô cào được phơi số lượng nhiều trên các phiên nên thân mực hay có các vết lưới hoặc hay bị cong, thân mực bị bè ra và hơi mỏng.
Chất lượng: mực khô cào thường sẽ có giá rẻ hơn 1 chút so với mực khô câu, ngoài ra phần thịt ngọt cũng sẽ thua 1 chút so với mực khô câu. Nhưng cũng tùy loại mực cào được làm, nếu được làm từ loại mực còn tươi thì thịt của mực khô cào cũng ngọt không kém, chỉ khác ở mực khô câu là có thân mình mỏng hơn thôi.
Như vậy, từ những thông tin trên, cách phân biệt mực khô câu và cào khá là đơn giản phải không nào. Cụ thể:
- Phân biệt mực khô câu thường có thân mực dày hơn so với mực khô cào, mực khô cào có mình mỏng và hơi khô hơn.
- Đầu của loại khô mực câu gắn chắc chắn vào thân mực hơn so với đầu mực khô cào, phần đầu khô mực cào sẽ hơi lỏng lẻo.
- Khô mực câu vì thường được phơi treo nên thường có thân mình nhỏ hơn, thon dài hơn khô mực cào. Mực khô cào phơi phiên nên có thân mình rộng to hơn so với mực khô câu.
- Vây của mực khô câu nằm ép sát thân mực không bị cong vểnh như mực khô cào.
- Khi nướng lên ăn, thịt của mực khô câu sẽ ngọt hơn so với mực khô cào.
Sự phân biệt mực khô câu hay cào mang tính chất tham khảo, nhưng có thể nói 2 loại mực này đều ngon nếu được sử dụng nguồn nguyên liệu tươi, nên tùy vào điều kiện và mục đích sử dụng, bạn chọn cho mình loại mực khô thích hợp dựa vào sự phân biệt mực khô câu và mực khô cào như trên. Hy vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm MỰC KHÔ, MỰC KHÔ 1 NẮNG, MỰC DẺO 2 NẮNG chất lượng, giá tốt tại link ở ngay dưới đây nhé ạ!
Link tham khảo: Mực 1 Nắng Phan Thiết Size 3-4 Con/Kg Túi 1Kg (Mực Ống)
Link tham khảo: Mực Dẻo 2 Nắng Phan Thiết Size 4 Con/Kg Túi 500gr (Mực Ống)
Link tham khảo: Mực Khô Câu Phan Thiết Size SA 12-14 Con/Kg Túi 250Gr
Pingback: Gợi Ý Các Công Thức Gỏi Mực Khô Ngon Dễ Làm - BiTi Food
Pingback: Giải Mã Mực Khô Làm Từ Mực Gì? Có Những Size Nào? - BiTi Food