Tổng Hợp 4 Lưu Ý Cho Trẻ Ăn Hải Sản Đúng Cách

tong hop 4 luu y cho tre an hai san dung cach

Hải sản tuy tốt nhưng bạn cần biết những lưu ý cho trẻ ăn hải sản đúng cách để trẻ có thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất từ hải sản, đồng thời tránh được những tác động xấu nếu dùng sai cách khi cho bé nhà mình ăn hải sản. Cùng tìm hiểu xem đó là những lưu ý cho trẻ ăn hải sản nào nhé!

  1. Độ tuổi cho bé ăn hải sản

Vậy, độ tuổi cho bé ăn hải sản như thế nào chuẩn? hay trẻ mấy tháng tuổi ăn được hải sản? là 1 trong những lưu ý cho trẻ ăn hải sản mà ba mẹ cần nắm.

tre may thang tuoi an duoc hai san
Độ tuổi cho bé ăn hải sản là từ 7 tháng tuổi trở đi ba mẹ nhé

Bởi đạm trong hải sản nói chung cũng như cá biển nói riêng thường gây dị ứng cho trẻ cao, do đó tốt nhất trẻ mấy tháng tuổi ăn được hải sản là nên cho bé ăn hải sản từ tháng thứ 7 trở đi.

Việc cho trẻ mấy tháng tuổi ăn được hải sản quá sớm và không hợp lý đôi khi sẽ gây những “tác dụng ngược” , ảnh hưởng cực kỳ nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ bạn nhé! Nên ba mẹ phải cực lưu ý cho trẻ ăn hải sản quá sớm ba mẹ nha.

Xem thêm: Hỏi Đáp Trẻ Mấy Tháng Tuổi Ăn Được Hải Sản?

  1. Trẻ nên ăn và không nên ăn những loại hải sản nào?

Trẻ nên ăn và không nên ăn những loại hải sản nào cũng là một trong những lưu ý cho trẻ ăn hải sản quan trọng mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ để lựa chọn được những loại hải sản phù hợp cho bé nhà mình nhất.

luu y cho tre an hai san nen biet nen va khong nen an loai hai san nao
Lưu ý cho trẻ ăn hải sản nên biết ăn và không nên ăn loại hải sản nào

Trong số các loại hải sản thì cá biển là thực phẩm được khuyến khích dùng bởi các chuyên gia dinh dưỡng nhất, nhất là với cá hồi. Cá còn rất giàu chất béo không no omega 3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D.

Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ, cá ăn được cả xương) nên rất cần cho sự phát triển xương và răng ở trẻ nhỏ.

Hàu thì giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục.

Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở di các bà mẹ có thể cho con ăn tôm biển để đa dạng thực đơn hàng ngày cho bé.

Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi bởi chúng chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.

hai san co vo cung la mot trong nhung loai hai san nen cho be an
Nên cho bé ăn hải sản có vỏ

Tuy nhiên, lưu ý cho trẻ ăn hải sản thì với một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao như cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn… nên cần tránh cho trẻ ăn.

Điều quan trọng nhất khi lưu ý cho trẻ ăn hải sản, các bậc phụ huynh phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn.

  1. Lưu ý cho trẻ ăn hải sản với lượng ăn hợp lý

Lưu ý cho trẻ ăn hải sản với lượng ăn hợp lý cũng cực kỳ quan trọng không kém những lưu ý trên. Bởi việc ăn hải sản quá nhiều sẽ dẫn đến 1 số hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

luu y cho tre an hai san nen an o luong hop ly
Lưu ý cho trẻ ăn hải sản với lượng ăn hợp lý

Hải sản tuy tốt, nhưng cũng nhiều hay ít chứa hàm lượng thủy ngân, nên nếu ăn quá nhiều, không khoa học thì rất dễ gây tích tụ thủy ngân trong cơ thể, cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Bởi thủy ngân sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh, nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Chưa kể, hải sản cũng có nguy cơ gây dị ứng khá cao ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ còn yếu, chưa hoàn thiện hoàn toàn. Vì vậy, cần có những lưu ý cho trẻ ăn hải sản với lượng ăn hợp lý như sau:

  • Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: mỗi bữa có thể ăn 20-30 g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
tre an nhieu hai san co tot khong
Với trẻ mấy tháng tuổi ăn được hải sản ở lứa tuổi 7-12 tháng nên cho ăn lượng hải sản ít, bắt đầu với cá và tôm trước
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản cho trẻ ăn cùng cơm hoặc nấu với cháo, bột, súp, mỳ … Mỗi bữa ăn 30 – 40 g thịt của hải sản.
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60 g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con/bữa (100 g cả vỏ).
  1. Lưu ý cho trẻ ăn hải sản với cách chế biến đúng cách

Lưu ý cho trẻ ăn hải sản với cách chế biến đúng cách cũng không kém phần quan trọng và cần thiết so vớ 3 lưu ý cho trẻ ăn hải sản ở trên. Với lưu ý cho trẻ ăn hải sản với cách chế biến này thì bạn cần phải năm rõ tiêu chí “ĂN CHÍN, UỐNG SÔI” ở trẻ.

luon cho tre nho an chin uong soi
Lưu ý cho trẻ ăn hải sản với cách chế biến đúng cách

Tuyệt đối không cho trẻ ăn hải sản sống, chưa được chế biến chín kỹ (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng tái, …) vì có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là nguyên nhân của nhiều trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản.

Với cá nhiều xương, bố mẹ nên luộc chín cá rồi gỡ xương. Với cua, giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Với tôm to thì bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, còn với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước để nấu cháo và bột.

  1. Một vài lưu ý khác khi cho trẻ ăn hải sản

Bên cạnh những lưu ý cho trẻ ăn hải sản ở trên, sẽ có thêm một vài lưu ý khác bạn cũng cần phải biết thêm đó chính là:

Hải sản tốt, giàu dinh dưỡng là điều ai cũng đã nghe qua. Tuy nhiên, khi cho bé ăn hải sản nếu không biết lựa chọn, bảo quản cũng như chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể dẫn đến các tác hại nguy hiểm cho bé.

Sau khi ăn hải sản không nên cho bé ăn hoa quả, bởi những chất dinh dưỡng có trong hải sản như đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của canxi, protein có trong hải sản mà chính lượng tannin trong trái cây khi kết hợp với protein và canxi thì sẽ tạo thành canxi không hòa tan, từ đó kích thích đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, nôn ói.

khong nen an trai cay ngay sau khi vua an ca hoi
Không nên cho bé ăn trái cây ngay sau khi vừa ăn hải sản

Trong trường hợp nếu gia đình có người có tiền sử bị dị ứng với hải sản thì tốt nhất mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn hải sản muộn hơn một chút, đồng thời cho bé ăn 1 ít trước và quan sát thật kỹ xem bé có phản ứng dị ứng không.

Tuyệt đối không nên cho bé thử những loại hải sản lạ, không cho trẻ ăn nhiều những món hải sản chiên, rán vì khi chiên, rán sẽ khiến hàm lượng chất dinh dưỡng suy giảm cũng như sản sinh ra peroxit lipid có hại cho sức khỏe của bé.

Tóm lại, hải sản tuy mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bé để hỗ trợ bé phát triển toàn diện nhất. Nhưng, phụ huynh nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng cần tập cho bé ăn từ ít đến nhiều, chọn các loại hải sản tươi ngon, chế biến đúng cách để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Hy vọng, với top 4 lưu ý cho trẻ ăn hải sản ở trên sẽ giúp ba mẹ có thêm nhiều kiến thức mới hữu ích từ đó có thể chăm sóc bé yêu nhà mình toàn diện hơn, đơn giản hơn. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh, bình an. Cảm ơn các bạn đã đọc tin.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hải sản tươi sống, hải sản đông lạnh không rõ nguồn gốc được rao bán với giá cực rẻ. Để đảm bảo sức khoẻ cho mình và gia đình, quý khách nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo nhé.

Quý khách có thể tham khảo giá và đặt mua HẢI SẢN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC tại đây để đảm bảo chất lượng. BITI FOOD cam kết luôn mang đến sản phẩm chất lượng nhất, giá tốt nhất, đầy đủ giấy tờ, xuất xứ rõ ràng nhất đến tay khách hàng, với chính sách 1 đổi 1 nếu sản phẩm không chất lượng nên khách hàng có thể yên tâm tuyệt đối khi mua hàng tại Bitifood nhé ạ.

Công Ty TNHH Bitifood

  • Hotline/Zalo: 0907 502 079
  • Email: bitifood@gmail.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/bitifood
  • Website: https://bitifood.com/
  • Địa chỉ mua trực tiếp: 143/19 Phạm Huy Thông, P.6, Gò Vấp, TPHCM

One thought on “Tổng Hợp 4 Lưu Ý Cho Trẻ Ăn Hải Sản Đúng Cách

  1. Pingback: Những Loại Hải Sản Cho Trẻ 1 Tuổi Nên Dùng Là Gì? - BiTi Food

Trả lời

Call Now Button