Mâm ngũ quả là một biểu tượng truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Việt Nam, thường được bày trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày đầu của năm mới. Chúng gồm năm loại trái cây khác nhau, mỗi loại đại diện cho một điều tốt lành và may mắn trong cuộc sống. Và ở mỗi miền Bắc – Trung – Nam, người ta sẽ chọn các loại trái cây phù hợp và mang ý nghĩa khác nhau, cùng BiTi Food tìm hiểu nhé.
Mâm ngũ quả là gì?
-
Khái niệm mâm ngũ quả?
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.
Mâm ngũ quả thường xuất hiện trên ban thờ dịp Lễ Tết, các dịp giỗ cũng của tùy gia đình, hay cúng khai trương, mùng 1 ngày, ngày rằm. Tuy nhiên, mâm ngũ quả ngày Tết được chú trọng cực kỳ nhiều.
Đôi khi chúng cũng được sử dụng trong mâm quả ngày cưới của người Việt. Vào ngày tổ chức lễ cưới, nhà trai sẽ mang những Lễ Vật sang nhà gái để xin rước cô dâu về. Mâm ngũ quả của ngày cưới sẽ còn được chuẩn bị kỹ càng hơn nữa vì còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng để ngầm mang lại điều lành cho đôi trẻ.
Tùy điều kiện, tín ngưỡng, phong tục mà ở mỗi nơi sẽ có sự bày trí và lựa chọn loại quả bày biện là khác nhau.
-
Mâm ngũ quả có bao nhiêu loại quả?
Mâm ngủ quả sẽ gồm 1 mâm quả gồm 5 loại trái cây khác nhau.
-
Ý nghĩa của mâm ngủ quả ngày Tết
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả luôn giữ một vai trò thiết yếu trong việc thể hiện tấm lòng thành kính đối với Tổ Tiên, gia đạo, cũng như đạo lý uống nước nhớ nguồn. Chúng gồm 5 loại quả khác nhau mang ý nghĩa: Phú (giàu có, tài lộc) – Quý (địa vị, công danh) – Thọ (sống lâu trăm tuổi) – Khang (khỏe mạnh) – Ninh (bình an). Đây là những điều quý giá và mà mọi người luôn mong mỏi đạt được trong năm mới.
Ngoài ra, chúng còn tượng trưng cho công sức, thành quả của người nông dân sau một năm dài lao động vất vả hay biểu trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Dù năm qua làm ăn ra sao thì vẫn có mâm ngũ quả trên bàn thờ. Không chỉ vậy, mâm ngũ quả còn thể hiện cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ – năm hành sinh ra vạn vật trong vũ trụ nhằm ước mong sự hài hòa, cân bằng và trọn vẹn trong cuộc sống.
Cụ thể như sau:
- Ngũ
Ngũ (chữ Nho: 五, có nghĩa là 5), là biểu tượng chung của sự sống, như “Ngũ phúc”; đối với mâm cúng thì Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Thêm vào đó cư dân vùng nông nghiệp, ngũ cốc được coi trọng nhiều hơn ngũ quả.
Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn ngũ quả để dự đoán được/mất của các mùa vụ lương thực trong năm Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, “ngũ quả” có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
- Quả
Một mâm có Ngũ quả ngày Tết gồm 5 loại quả/trái cây khác nhau, tùy theo vùng miền mà có sự khác biệt.
Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên.
- Màu sắc
Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành. Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: đỏ (may mắn phú quý), vàng (sung túc),…
- Hình dáng, cấu tạo, hương vị
Thường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: lựu có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, bưởi và dưa hấu căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống. Hương vị trái cây thường phải ngọt, thơm và không đắng, cay.
- Cách đọc tên
Cách đọc tên theo kiểu gần âm: ví dụ: “dừa” hay “dưa” gần âm với “vừa”; đu đủ là “đủ”, xoài gần âm với “xài” (tiếng Nam, có nghĩa là “dùng”), mãng cầu là “cầu”, sung là “sung túc”.
Một mâm ngũ quả miền Nam có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung đọc thành “cầu vừa đủ xài sung” hay “cầu sung vừa đủ xài” và họ thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu , như chuối – chúi nhủi, cam – cam chịu, lê – lê lết, sầu riêng, bom (táo)… và không chọn trái có vị đắng, cay.
-
Cách sắp xếp mâm ngủ quả đúng cách
Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,. . . với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành:
- Kim – màu trắng
- Mộc – màu xanh lá
- Thủy – màu đen
- Hỏa – màu đỏ
- Thổ – màu vàng
Cách bày biện mâm ngũ quả ở miền Trung cũng khá đơn giản, thường đặt chuối ở giữa, các loại quả còn lại xếp quanh quả chuối theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Một số gia đình còn thêm lá chuối khô hoặc các loại lá cây khác để tăng thêm vẻ đẹp cho mâm ngũ quả.
Cách bày biện của người miền Nam cũng khá cầu kỳ và tinh tế. Thường sẽ đặt chuối giữa, bao quanh là các loại quả khác theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và sắp xếp sao cho cân đối, hài hòa.
Tìm hiểu về mâm ngũ quả Ngày Tết 3 miền Bắc Trung Nam
-
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc gồm những gì?
Người xưa thường căn cứ vào hình dáng, màu sắc của các loại quả để gán cho nó các ý nghĩa tượng trưng: Ở miền Bắc, mâm ngũ quả truyền thống thường có chuối, bưởi, hồng, đu đủ, cam, quýt, đào, phật thủ, sung, lê, táo, lựu.
Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.
-
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung gồm những gì?
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung gồm chuối, cam, quýt, đu đủ, xoài,.. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Chuối tiêu hoặc chuối sứ: Tượng trưng cho sự sum vầy, ấm no.
Thanh long: Tượng trưng cho rồng mây gặp hội, báo hiệu năm mới tài lộc dồi dào.
Đu đủ: Tượng trưng cho sự đầy đủ tài lộc.
Dừa: Tượng trưng cho sự đủ đầy và hạnh phúc.
Xoài: Tượng trưng cho việc làm ăn thuận lợi, phát tài.
Ngoài ra, người dân miền Trung còn có thể thêm một số loại quả đặc trưng khác như mãng cầu, na, vú sữa,… để tăng thêm sự đa dạng và ý nghĩa phong phú cho mâm ngũ quả.
Cách bày biện mâm ngũ quả ở miền Trung cũng khá đơn giản, thường đặt chuối ở giữa, các loại quả còn lại xếp quanh quả chuối theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Một số gia đình còn thêm lá chuối khô hoặc các loại lá cây khác để tăng thêm vẻ đẹp cho mâm ngũ quả.
-
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam gồm những gì?
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý “cầu sung (túc) vừa đủ xài”. Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là “thơm”) và thường là phải có một cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh để riêng bên cạnh.
Ngoài các giá trị và ý nghĩa văn hóa, các loại trái cây trong mâm quả còn có nhiều giá trị dinh dưỡng, phòng chống ung thư, đẹp da, chống lão hóa…
Khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như “chúi nhủi”, ngụ ý thất bại), cam (“quýt làm cam chịu”), lê (“lê lết”), táo (người Nam gọi là “bom”), lựu (“lựu đạn”) và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.
Như vậy, bạn có thể thấy một mâm ngũ quả có ý nghĩa lớn như thế nào trong ngày Tết cổ truyền cho dân tộc ta phải không nào. Hi vọng, với những thông tin được BiTi Food chia sẻ ở trên sẽ hữu ích với bạn đọc, nhất là những bạn trẻ để có cái nhìn trọn vẹn hơn nữa về ngày Tết của Việt Nam ta. Để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa, đừng bỏ qua mục BLOG CHIA SẺ của BiTi Food bạn nha.